Dị nguyên (allergen) là một chất mà có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Nó có thể nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì với người khác – nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Các dị nguyên hay gặp ở dạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, bụi nhà, thuốc (thuốc kháng sinh hay thuốc thoa da), thức ăn (sữa, chocolate, dâu tây, bột mì), nước hoa, phấn hóa, khói thuốc lá,…Đó chính là các dị nguyên từ thành phần của các động vật hoặc thực vật mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày như các lông và các chất bài tiết của chó mèo, và các lông vũ khác. Hay các loại thức ăn hàng ngày, nhất là các hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá,…). 8 loại thực phẩm đã góp phần gây ra 90% số ca dị ứng thực phẩm là sữa, trứng, đậu phụng, cây đậu, cá, các loại động vật biển có vỏ (như trai, sò, vẹm, cua, tôm), đậu nành và lúa mì.
Một số bộ xét nghiệm dị nguyên liên quan đến phát hiện các dị nguyên hay chất lạ liên quan đến đường hô hấp, thức ăn. Bảng dưới đây xin giới thiệu một số thông số về dị nguyên được xét nghiệm để sàng lọc dị ứng.
Bảng 1. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên đặc biệt
RIDA ALLERGY SCREEN |
|
|
– Derm. pteronyssinus |
|
– Derm. farinae |
|
– Blomia tropicalis |
|
– Cat (epithelia/hair) lông hoặc biểu mô của mèo |
|
– Dog (epithelia/ hair) lông hoặc biểu mô của chó |
|
– Mouse (epithelia/ hair) lông hoặc biểu mô của chuột |
|
– Cockroach (con gián) |
|
– Mix feathers (Pi, Goo, Chic, Duck) các loại lông vũ tổng hợp |
|
– Hay dust (mạt, bụi từ cỏ khô) |
|
– Mould fungi 1 (A.f, A.t, C.h, P.n) |
|
– Shrimp (tôm) |
|
– Crab (cua) |
|
– Cuttlefish (mực nang) |
|
– Mackerel (cá thu) |
|
– Sardines (cá mòi) |
|
– Tuna (cá ngừ) |
|
– Beef (thịt bò) |
|
– Chicken (gà) |
|
– Egg yolk (lòng đỏ trứng) |
|
– Vegetables (soybea, onion, cel, mu) các loại rau |
Biểu hiện dị ứng đặc biệt của cơ thể thường gặp
Trong thực hành lâm sàng, một số thuốc dùng trên người có thể gây nên các hình ảnh hồng ban, người bệnh lại lo lắng, đi xét nghiệm và tìm đủ mọi cách để điều trị, song vấn đề tìm thấy nguyên do không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hồng ban nhiễm sắc cố định là một trong những dạng phản ứng ngoài da do thuốc xảy ra khá phổ biến, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, song giới khoa học xem đây là một phản ứng dị ứng chậm đối với thuốc qua chứng minh trên y học chứng cứ về miễn dịch.
Về hình ảnh hồng ban xuất hiện sau khi dùng thuốc một thời gian (không rõ là bao lâu), loại hồng ban này chiếm khoảng 15% tổng số các trường hợp phản ứng da do thuốc, đặc trưng của tổn thương là xảy ra nhiều lần ở cùng một vị trí khi phơi nhiễm lại nhiều lần với cùng một “tác nhân’ gây bệnh. Tổn thương cơ bản thường gặp nhất là những đám ban đỏ sẫm màu, hình tròn hoặc vòng, bờ rõ, gồ trên mặt da, khi mới hình thành, ban có màu đỏ tươi, sau sậm màu, bong da nhiều đợt trước khi khỏi; vùng da bị tổn thương thường có cảm giác rát, ngứa hoặc rần rần, xuất hiện một hoặc nhiều đám ban đỏ và có thể có mụn nước hoặc bọng nước ở giữa. Hồng ban dạng này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên thân mình, song hay thấy nhất là hồng ban có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên da niêm, song thường gặp nhất là ở môi, quanh mắt, sinh dục, thân mình và bàn tay, ban có thể mọc ở một vị trí đơn thuần hoặc nhiều vị trí khác nhau. Vị trí tổn thương thường gặp khác nhau giữa các loại thuốc. Thời gian xuất hiện, hồng ban thường xuất hiện sau uống thuốc 1 – 2 tuần (sau lần đầu dùng thuốc), còn ở những lần sau đó, tổn thương da có thể xuất hiện sau uống thuốc từ vài giờ đến vài ngày ở cùng một vị trí với lần xuất hiện đầu. Tổn thương da có thể đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Về các thuốc thường gây hồng ban là có thể nói tất cả có thuốc đều có thể gây dị ứng hoặc hồng ban, kể cả thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, chúng ta thường gặp là kháng sinh nhóm Sulfamide, Tetracycline, thuốc tránh thai, Allopurinol, thuốc chống viêm giảm đau (như Naproxen, Tenoxicam, Meloxicam, Serratiopeptidase, thuốc kháng nấm, …. Mặc dù hồng ban nhiễm sắc thường gây ra do một loại thuốc đơn lẻ nhưng trong một số ít trường hợp, tổn thương da này có thể gây ra do sự phối hợp đồng thời của nhiều loại thuốc có khả năng tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm chuyển hoá gây dị ứng.
Hình ảnh con mạt nhà gây dị ứng
Một số xét nghiệm kiểm tra nhiễm giun, sán và đơn bào
Đây là các xét nghiệm xem như thường quy về bệnh ký sinh trùng ở người, song trong số đó có một số bệnh truyền từ động vật sang người và ngược lại. Một khi có dấu hiệu hay bản chất là bệnh truyền từ động vật sang người, bệnh nhân có thể bị tình trạng ấu trùng hoặc giun sán trưởng thành lạc chỗ hay lạc chủ, nhất là có các hội chứng ấu trùng di chuyển.
Đây cũng là các xét nghiệm hiện tại Việt Nam đã và đang sử dụng rất nhiều để vừa tầm soát các bệnh giun sán ở người, vừa đánh giá xem nguyên nhân gây ngứa hoặc mày đay có phải do ký sinh trùng hay không?
Bảng 2. Giới thiệu các loại thử nghiệm / xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng
PAA (Parasitic agents Assay) |
|
|
– Strongyloides stercoralis |
|
– Toxocara canis / cati |
|
– Gnathostoma spinigerum |
|
– Cysticercosis (neurocysticercosis) |
|
– Fasciola spp (F. hepatica/ F. gigantica) |
|
– Trichinella spiralis |
|
– Dipylidium caninum |
|
– Ancylostoma caninum |
|
– Ascaris lumbricoides |
Các xét nghiệm huyết học sinh hóa hỗ trợ cho chẩn đoán
Bảng 3. Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán dị ứng
Các thông số huyết học cần làm |
|
|
– Công thức máu toàn |
|
– Bạch cầu ái toan |
|
– Nồng độ kháng thể IgE tổng thể (quan trọng) |
|
– Chức năng gan, mật và viêm gan siêu B, C, …khác |
Ngoài ra các bệnh lý khác cũng góp phần gây nên tình trạng dị ứng hoặc mày đay mạn hoặc tính này như bệnh lý nội khoa, nhãn khoa, nhi khoa và đặc biệt các bệnh lý tai mũi họng cũng góp phần làm thay đổi diện mạo của dị ứng.
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang